Chức năng, nhiệm vụ  
Ngày viết: 3/13/2017



Chức năng

-  Đề xuất các chủ trương, xây dựng phương án và tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch về các hoạt động đào tạo trong toàn trường.

- Giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý công tác thanh tra và kiểm định chất lượng .

Nhiệm vụ

1. Công tác đào tạo

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề hằng năm và dài hạn của nhà trường;

- Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề;

- Lập kế hoạch và tổ chức, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề;

- Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề;

- Quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

b) Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của cơ quan quản lý cấp trên và của hiệu trưởng.

c) Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của hiệu trưởng.

   2. Thanh tra đào tạo

- Xây dựng kế hoạch thanh tra đối với các hoạt động trong phạm vi quản lý của nhà trường.

- Nghiên cứu, cụ thể hóa các văn bản, quy chế về công tác thanh tra phù hợp với yêu cầu phát triển của trường.

- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, quy chế đào tạo, quy chế thi, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng.

- Tiếp nhận và tham gia giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đào tạo trong  trường theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường.

3. Kiểm định chất lượng dạy nghề:

a. Thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề của các đơn vị trong trường.

- Thu thập thông tin, minh chứng về từng hoạt động và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Đánh giá, xác định mức độ đạt được theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề có liên quan; phân tích, chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị. Viết báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của đơn vị và gửi Hội đồng kiểm định chất lượng dạy nghề của trường.

- Tổ chức quản lý, duy trì cơ sở dữ liệu, thông tin, minh chứng về các hoạt động của đơn vị.

b. Thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề của Hội đồng kiểm định.

- Tham mưu cho hội đồng kiểm định chất lượng của trường đánh giá kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của các đơn vị ( phòng, khoa, TT) của trường. Tổng hợp thông tin, minh chứng theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề.

- Kiểm tra thực tế, thu thập thêm thông tin, minh chứng theo từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề. Đối chiếu với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, đánh giá, xác định mức độ đạt được của từng chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng dạy nghề; chỉ rõ các điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề. Viết dự thảo và hoàn chỉnh báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của trường,

- Tham mưu cho Ban Giám Hiệu nhà trường trong việc thực hiện công tác tự kiểm định và đăng ký tham gia kiểm định chương trình đào tạo của các nghề mà nhà trường đang dùng để đào tạo.

- Phối hợp với các khoa, Trung tâm tổ chức tự kiểm định chương trình đào tạo theo quy định.

4. Quản lý thư viện:

    - Quản lý và lưu trữ sách, giáo trình chuyên ngành, đa ngành theo từng cấp trình độ đang đào tạo tại trường.

          - Lập kế hoạch bổ sung sách hằng năm trên cơ sở từ nhu cầu của các khoa nghề.

 Tin tức liên quan
Giới thiệu Phòng Đào tạo
Chức năng, nhiệm vụ
 
 
Lịch làm việc BGH
Lịch làm việc từ ngày 11/12/2023 đến ngày 15/12/2023
 
Tuyển sinh trực tuyến

Graphical user interface, textDescription automatically generated

 
Tuyển sinh
Thông báo tuyển sinh trình độ Trung cấp và Cao đẳng Chính quy năm 2024
        Luật GDNN-Văn bản chỉ đạo
 
Trang liên kết

Tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

 

Cổng thông tin Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp | Nhận diện không gian truyền  thông qua logo Skilling Up Việt Nam

   
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 176 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Khóm 4 - Phường 7 - Thành phố Sóc Trăng - Tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại:  0299 3611963 - 0299 3829896