THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỐNG ĐỘNG ĐẤT: BÀI HỌC TỪ MYANMAR VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM.
Ngày viết:
4/14/2025
Vào ngày 28 tháng 3 năm 2025, một trận động đất mạnh 7,7 độ Richter đã xảy ra gần Mandalay, Myanmar, gây thiệt hại nghiêm trọng với hơn 1.600 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Nhiều công trình sụp đổ hoặc hư hỏng nặng do ảnh hưởng của động đất. Sự kiện này một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của thiết kế công trình chống động đất, đặc biệt với các quốc gia nằm trong khu vực có hoạt động địa chấn như Việt Nam.

Cảnh tượng sau trận động đất tại Myanmar, thể hiện sự tàn phá đối với công trình xây dựng
Tầm quan trọng của thiết kế công trình chống động đất
Việt Nam tuy không nằm trong vành đai động đất mạnh như Nhật Bản hay Indonesia, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ các trận động đất từ Trung Quốc, Lào và Myanmar. Một số trận động đất lớn từng xảy ra ở Điện Biên, Sơn La, Hà Nội và miền Trung đã gây rung chấn mạnh, làm nứt vỡ nhiều công trình dân dụng và công nghiệp. Vì vậy, việc thiết kế công trình chống động đất cần được quan tâm và đầu tư nghiêm túc.
Hiện nay, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 về thiết kế công trình chịu động đất, quy định các nguyên tắc thiết kế giúp công trình có thể chống chịu tác động địa chấn mà vẫn đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Các công trình cần được thiết kế với kết cấu linh hoạt, sử dụng vật liệu có độ bền cao, có khả năng hấp thụ và phân tán năng lượng địa chấn. Ngoài ra, các công nghệ tiên tiến như hệ thống giảm chấn, móng cọc thích ứng cũng đang được nghiên cứu và áp dụng vào các dự án xây dựng lớn tại Việt Nam.

Mô hình nhà chống động đất hấp thụ và tiêu thán năng lượng
Nhu cầu đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng tại Cao đẳng Nghề Sóc Trăng
Trước nhu cầu phát triển ngành xây dựng bền vững, trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng đang đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật xây dựng nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động. Chương trình đào tạo sát với thực tế, giúp người học nắm vững các kỹ năng thi công, thiết kế và giám sát công trình theo tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt là tiền đề sau này khi thiết kế công trình chịu động đất.
Học sinh, sinh viên theo học nghề Kỹ thuật xây dựng tại trường sẽ có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến, thực hành trên các công trình thực tế và tham gia các dự án xây dựng bền vững sau khi tốt nghiệp. Đây là cơ hội lớn cho các bạn trẻ yêu thích ngành xây dựng và mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Học sinh, sinh viên thực hành thiết kế kết cấu, tại trường, môi trường đào tạo bám sát thực tế.
Kết luận
Trận động đất tại Myanmar là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của thiết kế công trình chống động đất. Việt Nam, dù chưa phải là Quốc gia có động đất thường xuyên, vẫn cần có sự chuẩn bị để đối phó với những ảnh hưởng của thiên tai. Ngành xây dựng đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo an toàn và bền vững cho các công trình.
Phạm Đoàn Hoài Linh
|