Giới thiệu nghề và cơ hội việc làm  
Ngày viết: 3/16/2017



 GIỚI THIỆU NGHỀ VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM

 

 

1. Nghề “Cắt gọt kim loại” là nghề sử dụng các loại máy công cụ vạn năng và điều khiển theo chương trình số để gia công tạo hình sản phẩm (chi tiết máy) có phôi nhằm phục vụ cho tất cả các ngành chế tạo máy công nghiệp và nông nghiệp theo yêu cầu của những công ty, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc những cơ sở gia công cơ khí; sử dụng các máy công cụ có tạo phôi như: Tiện, phay, bào, mài, doa … để chế tạo các chi tiết đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất và an toàn.

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại những công ty, xí nghiệp chế tạo máy hoặc tại những cơ sở gia công cơ khí; tổ chức, điều hành và thực hiện gia công sản xuất trên các loại máy công cụ vạn năng như tiện, phay, bào, mài, doa, các máy chuyên dùng và các máy điều khiển số (tiện, phay, bào, mài, doa; các máy chuyên dùng như phay lăn răng, xọc răng; các máy điều khiển số như tiện, phay CNC và EDM).

2. Nghề “Công nghệ ô tô” là nghề thực hiện các nhiệm vụ về bảo dưỡng, sửa chữa động cơ; trang bị điện; hệ thống truyền lực (gầm ô tô); chẩn đoán tình trạng kỹ thuật và các pan bệnh của các hệ thống trên ô tô; vận hành, kiểm tra động cơ và ô tô; các công việc gia công bổ trợ như hàn điện, hàn hơi, gò, sử dụng các thiết bị nghề nguội…

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các cơ sở lắp ráp, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành ô tô; làm việc tại các cơ sở chế tạo phụ tùng ô tô, các cơ sở kinh doanh ô tô và phụ tùng; hướng dẫn thực hành, thực tập tại các cơ sở đào tạo nghề; làm tổ trưởng tổ sản xuất hoặc các phân xưởng tại các nhà máy về lắp ráp, bảo dưỡng ô tô.

 3. Nghề “Điện công nghiệp” là nghề thực hiện việc lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, tủ phân phối điện, mạng điện chiếu sáng, máy điện và thiết bị điện trong các xí nghiệp công nghiệp với các môi trường trong nhà, ngoài trời, mỏ, hầm lò trong điều kiện an toàn lao động.

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các Công ty Điện lực; làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng; làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện; làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

 4. Nghề “Điện tử công nghiệp” là nghề chuyên thiết kế, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa,  xử lý và lắp đặt các mạch: điện tử công nghiệp, khí cụ điện, mạch đo lường điện tử, các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle-khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng PLC, thiết bị kỹ thuật xung-số, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng. 

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các nhà máy hoặc phân xưởng, các công ty, doanh nghiệp điện, điện tử; làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

5. Nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” là nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí như: hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp, máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ... đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn.

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị; các nhà máy bia, nhà máy chế biến sữa, nhà máy bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí; các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí.

6. Nghề “Quản trị mạng máy tính” là nghề khảo sát nhu cầu, tư vấn, phân tích, thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống mạng và quản trị hệ thống cáp truyền dẫn, thiết bị mạng, máy chủ, các ứng dụng mạng cũng như hệ thống an toàn thông tin theo yêu cầu doanh nghiệp. Hiểu biết căn bản về lập trình web, cơ sở dữ liệu, xây dựng được một số ứng dụng cơ bản. Bên cạnh đó, người làm công tác quản trị mạng còn phải có khả năng lập hồ sơ quản lý, chẩn đoán, sửa chữa, khắc phục các sự cố và bảo trì hệ thống mạng.

Cơ hội việc làm: Thường được bố trí làm việc tại các công ty cung ứng máy tính và các linh kiện của máy tính, Các công ty dịch vụ tin học, Kỹ thuật viên tin học(IT) trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các doanh nghiệp, thực hiện việc thi công các công trình mạng.

7. Nghề “Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính” là nghề lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, mạng LAN nhỏ; khảo sát nhu cầu, tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng theo yêu cầu của doanh nghiệp; lập hồ sơ quản lý; chẩn đoán, sửa chữa máy tính, khắc phục các sự cố, bảo trì hệ thống máy tính, mạng LAN nhỏ và các thiết bị văn phòng.

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các công ty có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các toà nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty chuyên kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính.

8. Nghề “Kỹ thuật xây dựng” là nghề làm các nhiệm vụ xây, trát, lát, ốp, sơn vôi, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp các thiết bị vệ sinh; gia công lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, làm cốt thép và đổ bê tông một số bộ phận của công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Cơ hội việc làm: Có khả năng làm việc tại các vị trí của dây chuyền tại các công trường xây dựng, công trường sản xuất bê tông và các công ty sản xuất vật liệu xây dựng hoặc làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức tại các tổ đội sản xuất tại các công ty xây dựng; làm kỹ thuật viên tại các phòng kỹ thuật của các doanh nghiệp xây dựng. Ngoài ra, có khả năng làm việc độc lập tại các nhà, xưởng về xây dựng.

9. Nghề “Kế toán doanh nghiệp” là nghề thu thập, lập các chứng từ, kiểm tra, phân loại và xử lý các chứng từ kế toán; tổ chức công tác tài chính kế toán, lập báo cáo kế toán tài chính và báo cáo của doanh nghiệp, cập nhật các chính sách phát triển kinh tế, các chế độ tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán.

Cơ hội việc làm: Có khả năng làm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu; làm kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

10. Nghề “Công tác xã hội” là nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng.

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện và cấp xã; các tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội; các cơ sở bảo trợ xã hội, các mái ấm, nhà mở; các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trợ giúp đối tượng và cộng đồng tại Việt Nam; lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các lĩnh vực có liên quan như y tế, pháp luật, văn hóa, truyền thông.

11. Nghề “Chế biến thực phẩm” là nghề thực hiện các quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

Cơ hội việc làm: khả năng trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm của các cơ sở sản xuất trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác; làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm; tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

12. Nghề “Chế biến và bảo quản thủy sản” là nghề thực hiện các quá trình xử lý các nguyên liệu thuỷ sản tươi sống hoặc đã qua sơ chế để tạo thành sản phẩm. Lựa chọn các phương pháp bảo quản nguyên liệu thuỷ sản cũng như các sản phẩm đã được chế biến.

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại…, các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản; làm KCS cho các xí nghiệp chế biên thủy sản; làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản - thủy sản.

13. Nghề “Kiểm nghiệm chất lượng lương thực, thực phẩm” là nghề thực hiện việc phân tích cơ bản đặc tính và sự biến đổi của các thành phần dinh dưỡng của lương thực, thực phẩm, đặc điểm và hoạt động của các loại vi sinh, kháng sinh, kim loại nặng để phân tích, đánh giá chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm lương thực, thực phẩm; …

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các phòng KCS của các cơ sở kinh doanh, chế biến, bảo quản thực phẩm; phòng thử nghiệm của các Trung tâm kiểm định chất lượng, Trung tâm y học dự phòng; Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản-thuỷ sản, Chi cục quản lý thị trường, Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm của các cơ sở kinh doanh, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm.

14. Nghề “Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ” nghề làm các nhiệm vụ quản lý môi trường ao nuôi, công trình nuôi thủy sản, dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, phòng và trị bệnh các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế và an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản; sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản nước mặn lợ có giá trị kinh tế, vận chuyển động vật thủy sản.

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các trại nuôi hoặc sản xuất giống thuỷ sản; các trung tâm khuyến nông, các công ty nuôi thuỷ sản, tự đứng ra mở các trại nuôi thuỷ sản tại nhà.

15. Nghề “Bảo vệ thực vật” là nghề hoạt động trong lĩnh vực điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo và xây dựng qui trình phòng trừ các loài sinh vật hại trên các loại cây trồng phổ biến nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng và nông sản;… tổ chức, chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng trong các hợp tác xã, trang trại và nông hộ.

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các hợp tác xã, trang trại, nông hộ; các cơ sở chuyên kinh doanh thuốc phòng, trị bệnh cây trồng; các công ty sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;các mạng lưới chuyên ngành bảo vệ thực vật các cấp; tự đứng ra kinh doanh cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật.

16. Nghề “Thú y” là nghề hoạt động trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, hướng dẫn kỹ thuật,... nhằm bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi theo đúng pháp luật. Môi trường hoạt động là các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ quan quản lý nhà nước về thú y hoặc mạng lưới thú y ở tuyến cơ sở.

Cơ hội việc làm: khả năng làm việc tại các trang trại; mạng lưới thú y cấp phường, xã; trạm thú y quận, huyện, tỉnh; các công ty chăn nuôi, công ty thuốc thú y; tự đứng ra kinh doanh cửa hàng thuốc thú y, mở bệnh xá thú y…

 

 Tin tức liên quan
Giới thiệu nghề và cơ hội việc làm
Thông tin tuyển sinh liên kết Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Tuyển sinh (liên thông TCN lên CĐN)
Chế biến thực phẩm
Điện tử Công nghiệp
Công nghệ ô tô
 
 
Lịch làm việc BGH
Lịch làm việc từ ngày 11/12/2023 đến ngày 15/12/2023
 
Tuyển sinh trực tuyến

Graphical user interface, textDescription automatically generated

 
Tuyển sinh
Thông báo tuyển sinh trình độ Trung cấp và Cao đẳng Chính quy năm 2024
        Luật GDNN-Văn bản chỉ đạo
 
Trang liên kết

Tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

 

Cổng thông tin Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp | Nhận diện không gian truyền  thông qua logo Skilling Up Việt Nam

   
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 176 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Khóm 4 - Phường 7 - Thành phố Sóc Trăng - Tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại:  0299 3611963 - 0299 3829896