Quy chế hoạt động  
Ngày viết: 4/9/2017

Tổ chức và hoạt động của Khoa Nông nghiệp - Thủy sản trực thuộc Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng

                                             

         UBND TỈNH SÓC TRĂNG
      TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
 KHOA NÔNG NGHIỆP THỦY SẢN     
                     
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                    Độc lập -Tự do – Hạnh phúc
  
 
QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Khoa Nông nghiệp - Thủy sản trực thuộc Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng
 

 

Điều 1. Tổ chức bộ máy
1. Tổ chức bộ máy của Khoa bao gồm:
            a. Lãnh đạo khoa:
- Trưởng khoa;
- các Phó trưởng khoa.
b. Các Bộ môn trực thuộc:
- Bộ môn Chăn nuôi-Thú y;
- Bộ môn Nuôi trồng thủy sản.
- Bộ môn Bảo vệ thực vật
c. Bộ phận giúp việc:
Trợ lý Văn phòng khoa.
2. Tổ chức bộ máy của khoa do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở đề xuất của Trưởng khoa.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng khoa
1. Phụ trách chung, giúp Hiệu trưởng quản lý, điều hành mọi công việc của khoa, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các vấn đề có liên quan do mình phụ trách.
2. Tổ chức nhân sự trong Khoa; định kỳ giúp Hiệu trưởng đánh giá cán bộ, giảng viên; quy hoạch công tác tuyển dụng nhân sự, đào tạo cán bộ, giảng viên cho Khoa; đề nghị lên Ban Giám hiệu xét hết thời gian tập sự cho giảng viên của Khoa.
3. Tổ chức, quản lý chuyên môn, nghiệp vụ; quy định lề lối làm việc, hồ sơ của cán bộ, giảng viên; trực tiếp quản lý cán bộ làm công tác văn phòng Khoa.
4. Quản lý nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, hoạt động thực tập, thực tế; tham mưu giúp Hiệu trưởng đánh giá, kiểm định chất lượng dạy và học.
5. Đề cử các Phó trưởng Khoa; Trưởng, Phó các Bộ môn; Trợ lý văn phòng Khoa; phân công giảng viên chủ nhiệm lớp do Khoa quản lý
6. Tham mưu cho Hiệu trưởng về việc mở các ngành đào tạo dài hạn và ngắn hạn; tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên môn; tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao khoa học-công nghệ vào sản xuất và cuộc sống.
7. Chủ trì các cuộc họp, hội thảo của Khoa; đại diện Khoa thực hiện các giao dịch công tác liên quan đến Khoa.
8. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên trong Khoa.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng khoa
Giúp Trưởng khoa phụ trách một số công việc do Trưởng khoa phân công và chịu trách nhiệm liên đới với Trưởng khoa trong việc quản lý khoa:
1. Giúp Trưởng khoa quản lý các phòng thí nghiệm, các thiết bị phục vụ dạy và học, nghiên cứu, thực hành được giao; quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong phạm vi của Khoa.
2. Giúp Trưởng khoa quản lý việc xây dựng chương trình đào tạo chuyên và không chuyên đối với các lớp do khoa giảng dạy và quản lý; quản lý thời khóa biểu, theo dõi tiến độ thực hiện chương trình đào tạo.
3. Tham mưu tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động chuyên môn, hoạt động phong trào của Khoa, tổ chức sinh hoạt chuyên đề chuyên môn, câu lạc bộ khoa học, quản lý công tác thao giảng, dự giờ trong Khoa.
4. Giúp Trưởng khoa quản lý lịch công tác và giảng dạy của cán bộ, giảng viên; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác, giảng dạy và quy chế làm việc của cán bộ, giảng viên.
5. Tham mưu cho Trưởng khoa trong quản lý giảng viên chủ nhiệm; giúp Trưởng khoa quản lý học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trợ lý Văn phòng khoa
1. Giúp lãnh đạo khoa điều hành, quản lý công tác hành chính của khoa.
2. Giúp lãnh đạo khoa soạn thảo, ban hành các văn bản về hoạt động của Khoa; thông tin về hoạt động khoa lên trang mạng của Trường; làm thư ký khoa.
3. Tổ chức thực hiện các công việc hành chính, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong Trường; trong Khoa; tổ chức thực hiện chuyển, nhận công văn và thực hiện công tác lưu trữ, làm báo cáo định kỳ, đột xuất  theo quy định của Trường.
4. Giúp lãnh đạo khoa theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác và quy chế làm việc của cán bộ, giảng viên trong Khoa; quản lý quỹ khoa.
5. Giúp lãnh đạo Khoa quản lý tài liệu phục vụ giảng dạy, công tác lưu trữ ở khoa.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo khoa.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Bộ môn
1. Giúp lãnh đạo khoa điều hành, quản lý mọi công việc của cán bộ, giảng viên trong Bộ môn và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo khoa về các vấn đề có liên quan.
2. Lên kế hoạch giảng dạy, tổ chức hội thảo, thao giảng, dự giờ, khảo sát chất lượng giảng dạy của cán bộ, giảng viên và chất lượng học tập của học sinh, sinh viên thuộc Bộ môn phụ trách.
3. Tổ chức biên soạn và đề xuất Trưởng khoa duyệt đề cương giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập trong Bộ môn.
4. Tham mưu cho Trưởng khoa công tác tổ chức nhân sự trong Bộ môn; tham mưu và tổ chức công tác nghiên cứu khoa học; công tác xây dựng và hoàn thiện mã ngành đào tạo liên quan.
5. Quản lý và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo khoa về nội dung chuyên môn của những học phần và chất lượng hoạt động do Bộ môn đảm nhiệm và quản lý; ký duyệt giáo án, đề thi các học phần liên quan Bộ môn.
6. Quản lý nhân sự Bộ môn; theo dõi, đôn đốc cán bộ, giảng viên Bộ môn trong công tác; báo cáo định kỳ và đột xuất hoạt động của Bộ môn.
7. Phối hợp chặt chẽ trong và ngoài Khoa để đảm bảo hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chuyên môn của Khoa.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo khoa.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, giảng viên
1. Giảng dạy các học phần thuộc chuyên môn do Trưởng bộ môn phân công theo năng lực và sở trường cá nhân.
2. Giảng viên của Khoa chịu sự quản lý trực tiếp của Khoa; chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ được giao; làm công tác chủ nhiệm lớp theo sự phân công.
3. Biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo án phục vụ giảng dạy và hoàn thành các định mức lao động chuyên môn theo quy định.
4. Tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ, đổi mới phương pháp giảng dạy; hướng dẫn học sinh, sinh viên hoạt động ngoại khóa, thực tập, nghiên cứu khoa học.
5. Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, các cuộc họp, hội thảo của Khoa và Bộ môn; tham gia và cổ vũ các hoạt động, phong trào của Khoa và Trường.
6. Thực hiện tốt quy chế làm việc của Khoa, Trường; đảm bảo tập trung thời gian có chất lượng cho công việc, nghiêm túc giờ làm việc, giờ lên lớp; nghỉ phép phải có xin phép lãnh đạo khoa; đi công tác xa nhiều ngày hay đi học tập trung dài hạn phải báo lãnh đạo trực tiếp biết thời gian nghỉ để điều phối người tạm thay thế.
7. Phối hợp tốt trong công tác, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác và cuộc sống; thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, bè phái,...
8. Báo cáo công tác kịp thời, trung thực, khách quan và có trách nhiệm về mọi nhiệm vụ được phân công; khi trực tiếp nhận và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệuphải báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp.
9. Thực hiện đúng nguyên tắc bàn bạc, góp ý dân chủ và được quyền bảo lưu ý kiến của mình trong cuộc họp nhưng khi đã có quyết định của lãnh đạo thì cấp dưới phải nghiêm chỉnh chấp hành.
10. Thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết các công việc, đơn thư, khiếu nại của học sinh, sinh viên, của cha mẹ học sinh/sinh viên và của công dân theo đúng quy định.
11. Thực hiện phòng gian bảo mật, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản, trang thiết bị, vật tư, phương tiện theo quy định của Nhà nước; tuyệt đối tuân thủ các quy định riêng đối với tài sản là nhà xưởng, vật tư, thiết bị, hóa chất phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
12. Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, Quy chế làm việc của Trường, Luật Dạy nghề, luật Giáo dục, Luật Lao động, Luật Viên chức,...
13. Ðược quy hoạch đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác.
14. Ðược hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục khác với điều kiện bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị.
Điều 7. Mối quan hệ trong công tác
1. Quan hệ với Ban Giám hiệu
Quan hệ với Ban Giám hiệu là quan hệ phục tùng. Khoa chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám hiệu về mặt Nhà nước; thường xuyên báo cáo theo quy định và tham mưu đề xuất với Ban Giám hiệu về các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của Khoa.
2. Quan hệ với các đơn vị trong Trường
a) Khoa có mối quan hệ với các đơn vị trực thuộc là mối quan hệ cùng cấp, phối hợp trong công tác và cùng nhau giải quyết công việc. Trong trường hợp vượt quá khả năng, quyền hạn của khoa thì báo cáo Hiệu trưởng để kịp thời giải quyết.
b) Khoa có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ mật thiết với các đơn vị và các đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của Khoa.
3. Quan hệ trong Khoa
a) Quan hệ giữa Bộ môn với lãnh đạo khoa là quan hệ phục tùng. Bộ môn chịu sự quản lý của lãnh đạo khoa về mọi mặt công tác.
b) Quan hệ giữa các Bộ môn, giữa Bộ môn với Trợ lý văn phòng khoa là quan hệ cùng cấp và phối hợp. Các Bộ môn và Trợ lý phải có trách nhiệm xây dựng mối quan hệ phối hợp mật thiết, giúp đỡ nhau trong công tác.
c) Quan hệ giữa các cán bộ, giảng viên là quan hệ cùng cấp và phối hợp, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn và cùng giúp nhau tiến bộ.
d) Quan hệ giữa các cán bộ, giảng viên và lãnh đạo Khoa, Bộ môn là quan hệ phục tùng và phối hợp. Cán bộ, giảng viên có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo Khoa, Bộ môn phân công và chịu trách nhiệm với lãnh đạo Khoa, Bộ môn về công việc đã được giao.
4. Quan hệ với các đơn vị ngoài Trường
Quan hệ với các đơn vị ngoài trường là quan hệ phối hợp trong công tác.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Quy chế này được phổ biến đến từng cá nhân trong khoa thực hiện. Các cá nhân phải có trách nhiệm chấp hành và vận động mọi người thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này, đồng thời có trách nhiệm phản ánh, kiến nghị lên Trưởng khoa những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
2. Ngoài những quy định trên các cán bộ, giảng viên của Khoa sẽ thực hiện theo quy chế làm việc của Trường.
                                                                                                           
                                                                                    TRƯỞNG KHOA
                                                                                            
 
 Tin tức liên quan
Học sinh sinh viên nghề chế biến thực phẩm tham quan học tập thực tế tại nhà máy
Quy chế hoạt động
Giới thiệu Khoa Nông nghiệp - Thủy sản
Cơ hội việc làm của HSSV trong và sau khi học nghề
 
 
Lịch làm việc BGH
Lịch làm việc từ ngày 11/12/2023 đến ngày 15/12/2023
 
Tuyển sinh trực tuyến

Graphical user interface, textDescription automatically generated

 
Tuyển sinh
Thông báo tuyển sinh trình độ Trung cấp và Cao đẳng Chính quy năm 2024
        Luật GDNN-Văn bản chỉ đạo
 
Trang liên kết

Tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

 

Cổng thông tin Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp | Nhận diện không gian truyền  thông qua logo Skilling Up Việt Nam

   
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 176 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Khóm 4 - Phường 7 - Thành phố Sóc Trăng - Tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại:  0299 3611963 - 0299 3829896