MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO NGHỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
Ngày viết:
6/26/2025
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong xu thế phát triển công nghệ số. Tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc tổ chức các hoạt động đào tạo phong phú, thiết thực đã và đang góp phần nâng cao chất lượng tay nghề cho người học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
1. Hoạt động thực hành – nền tảng phát triển kỹ năng nghề
Hoạt động thực hành chiếm tỷ trọng lớn trong chương trình đào tạo, giúp học sinh – sinh viên (HSSV) được tiếp cận trực tiếp với các thiết bị thật, lỗi thật và công việc thực tế. Các nội dung thực hành tiêu biểu bao gồm:
- Tháo lắp và lắp ráp máy tính để bàn, laptop theo quy trình kỹ thuật.
- Cài đặt hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, diệt virus và cấu hình hệ thống.
- Chẩn đoán và sửa lỗi phần cứng, phần mềm, xử lý sự cố khởi động, mạng nội bộ.
- Bảo trì, vệ sinh máy tính, thiết bị ngoại vi và thực hành kết nối mạng LAN.
Việc thực hành thường xuyên trong môi trường mô phỏng, phòng lab đạt chuẩn giúp HSSV hình thành kỹ năng nghề vững chắc, tự tin khi bước vào môi trường làm việc thực tế.
2. Rèn luyện kỹ năng nghề – nâng cao tay nghề, tác phong công nghiệp
Song song với thực hành, HSSV còn được rèn luyện kỹ năng qua:
- Các bài tập tình huống, dự án nhỏ như lắp đặt phòng máy, xây dựng hệ thống mạng nội bộ, phần mềm mô phỏng sửa chữa máy tính.
Viết nhật ký sửa chữa, báo cáo thực hành, góp phần rèn luyện kỹ năng viết và tư duy logic.
Tham gia các cuộc thi tay nghề cấp trường, cấp tỉnh, kỹ năng nghề quốc gia.
Áp dụng mô hình quản lý 5S, quy trình ISO trong thực hành nhằm xây dựng thói quen làm việc chuyên nghiệp.
3. Phối hợp với doanh nghiệp – gắn đào tạo với thực tiễn
Nhằm tăng tính thực tế trong đào tạo, nnhà trường đã chủ động thiết lập mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp thông qua:
- Tổ chức cho HSSV thực tập tại các trung tâm sửa chữa, công ty tin học, doanh nghiệp công nghệ.
- Mời chuyên gia, kỹ thuật viên doanh nghiệp tham gia giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn thực hành.
- Cập nhật chương trình đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Tổ chức ngày hội việc làm, phỏng vấn tuyển dụng ngay tại trường.
- Đào tạo theo đơn đặt hàng, đáp ứng yêu cầu kỹ năng đặc thù của từng doanh nghiệp.
Sự phối hợp chặt chẽ này giúp người học rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, dễ dàng hòa nhập khi ra trường.
4. Hoạt động dịch vụ – học đi đôi với làm
Triển khai mô hình “học đi đôi với làm” thông qua các hoạt động dịch vụ như:
- Cung cấp dịch vụ sửa chữa máy tính, cài đặt phần mềm, vệ sinh thiết bị cho giáo viên, học sinh.
- Lắp đặt, bảo trì hệ thống mạng máy tính, thiết bị văn phòng tại trường.
- Mời các em HSSV tham gia cùng với tổ dịch vụ sửa chữa của Khoa Khoa học cơ bản tại Trường để thực hành nâng cao kỹ nâng tay nghề.

|

|

|

|
Một số hoạt động học tập, thực hành nghề của học sinh, sinh viên
|
5. Kết luận
Với phương châm “đào tạo gắn liền với thực tiễn”, các hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính đang ngày càng được mở rộng, đa dạng và hiệu quả. Đây là nền tảng quan trọng để đào tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội và thích ứng linh hoạt với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin./.
Trần Thanh Ngân
|